Tra cứu văn bản pháp luật
Quốc hội
quochoi.vn
Chính phủ
Tòa án nhân dân tối cao
Thành phố Hồ Chí Minh
|
Các thủ tục pháp lý > THỦ TỤC ĐĂNG KÝ XÁC ĐỊNH QUỐC TỊCH VIỆT NAM VÀ CẤP HỘ CHIẾU VIỆT NAM THỦ TỤC ĐĂNG KÝ XÁC ĐỊNH QUỐC TỊCH VIỆT NAM VÀ CẤP HỘ CHIẾU VIỆT NAM I/- Cơ sở pháp lý Luật Quốc tịch VN năm 2008 – Luật sửa đổi Luật Quốc tịch VN năm 2014 Nghị định 97/2014 ngày 17/10/2014 của Chính Phủ. II/- Đối tượng: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, nếu có yêu cầu thì đăng ký với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam. III/- Cơ quan tiếp nhận giải quyết yêu cầu: * Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện), nơi Người yêu cầu xác định quốc tịch đang thường trú. * Trường hợp quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất. IV/- Trình tự, thủ tục đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam: 1/- Hồ sơ: * "Tờ khai đăng ký xác định quốc tịch và cấp hộ chiếu Việt Nam” theo mẫu đính kèm; * 4 ảnh 4 cm x 6 cm chụp chưa quá 6 tháng; * Bản sao của hai loại giấy tờ sau đây: + Một trong các giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó như giấy tờ tùy thân, thẻ căn cước, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ khác có giá trị chứng minh về nhân thân; + Một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Nghị định 97/2014/NĐ-CP của Chính phủ. 2/- Nộp hồ sơ: * Nộp trực tiếp: Bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để đối chiếu. * Nộp qua đường bưu điện: Bản sao giấy tờ phải có chứng thực. 3/- Thời hạn giải quyết: a/- Hồ sơ đầy đủ thông tin: + Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đại diện nghiên cứu, so sánh, đối chiếu thông tin trong hồ sơ với thông tin trong Tờ khai. Nếu có căn cứ để xác định người đó có quốc tịch Việt Nam thì ghi vào Sổ đăng ký xác định quốc tịch Việt Nam theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này là người đó có quốc tịch Việt Nam. + Trường hợp người đó yêu cầu cấp hộ chiếu Việt Nam, Cơ quan đại diện làm thủ tục cấp hộ chiếu Việt Nam cho họ hoặc thông báo cho họ đến Cơ quan đại diện để làm thủ tục cấp hộ chiếu Việt Nam, nếu nhận hồ sơ qua đường bưu điện. + Trường hợp chỉ yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam mà không yêu cầu cấp hộ chiếu Việt Nam, sau khi ghi vào sổ đăng ký là người đó có quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện cấp cho họ bản trích lục theo mẫu ban hành xác nhận về việc người đó đã được xác định có quốc tịch Việt Nam, trong đó ghi rõ mục đích và thời hạn sử dụng bản trích lục (thời hạn 6 tháng). Nếu sau này người đó có yêu cầu cấp hộ chiếu Việt Nam, Cơ quan đại diện căn cứ thông tin trong sổ đăng ký, có văn bản gửi Bộ Ngoại giao để đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Công an tra cứu, xác minh và cho ý kiến. b/- Hồ sơ chưa đủ căn cứ tin cậy để xác định quốc tịch Việt Nam: + Đối với trường hợp Người yêu cầu xác định quốc tịch sinh ra tại Việt Nam và đã có thời gian thường trú tại Việt Nam: Cơ quan đại diện nghiên cứu, so sánh thông tin trên Tờ khai với thông tin trên giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ khác liên quan kèm theo, nếu thấy có thông tin là cơ sở để xác minh quốc tịch Việt Nam của người đó (như: Giấy tờ có ghi họ tên Việt Nam; nơi sinh, nơi đã đăng ký hộ tịch ở Việt Nam; cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ quan, tổ chức đã làm việc, địa chỉ đã cư trú ở Việt Nam trước khi xuất cảnh; họ tên, địa chỉ thân nhân ở Việt Nam) thì gửi văn bản kèm theo các giấy tờ đó cho Bộ Ngoại giao để đề nghị Bộ Công an, Bộ Tư pháp xác minh. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh quốc tịch theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này, Bộ Ngoại giao gửi văn bản cho Bộ Công an hoặc Bộ Tư pháp đề nghị xác minh, tra cứu. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Công an, Bộ Tư pháp thực hiện việc xác minh, tra cứu và trả lời kết quả cho Bộ Ngoại giao. Sau khi nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Bộ Tư pháp về kết quả xác minh, tra cứu, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản kết quả xác minh, tra cứu cho Cơ quan đại diện để hoàn tất việc xác định có hay không có quốc tịch Việt Nam. Sau khi nhận được kết quả xác minh: • Nếu có căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện ghi vào sổ đăng ký là người đó có quốc tịch Việt Nam; việc cấp hộ chiếu hoặc cấp trích lục về việc người đó đã được xác định có quốc tịch Việt Nam. • Nếu cơ quan trong nước không có căn cứ để xác định quốc tịch thì Cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho Người yêu cầu xác định quốc tịch biết là không có căn cứ để xác định quốc tịch VN của người đó. + Đối với trường hợp Người yêu cầu xác định quốc tịch sinh ra ở nước ngoài và chưa bao giờ thường trú tại Việt Nam: Cơ quan đại diện nghiên cứu các giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ khác liên quan kèm theo, nếu có những thông tin là cơ sở để xác minh quốc tịch Việt Nam của người đó thì tiến hành phỏng vấn, kiểm tra hoặc xác minh để làm rõ. Căn cứ vào hồ sơ và kết quả phỏng vấn, xác minh, nếu có căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện ghi vào sổ đăng ký là người đăng ký có quốc tịch Việt Nam; việc cấp hộ chiếu hoặc cấp trích lục về việc người đó đã được xác định có quốc tịch Việt Nam. Trường hợp không có căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho Người yêu cầu xác định quốc tịch biết là không có căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam của người đó. Mẫu số 03 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- TỜ KHAI Đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam Kính gửi: Cơ quan đại diện Việt Nam tại ………………………………. Họ và tên (2): ……………………………………………………………………………… Tên gọi khác: ……………………………………………………………………………… Giới tính: Nam: □ Nữ: □ Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………….. Số điện thoại ……………… Nơi sinh (3): ………………………………………………………………………………… Nơi đăng ký khai sinh (4): ………………………………………………………………… Quốc tịch hiện nay (5): ……………………………………………………………………. Quốc tịch gốc ………………………………………………………………………………. Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (6): …………………………….. Số: ……………….. Cấp ngày, tháng, năm:.................................. Cơ quan cấp: ………………………….. Địa chỉ thường trú: (7) …………………………………………………………………….. Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………….. Nơi làm việc: ……………………………………………………………………………….. Thời điểm xuất cảnh khỏi Việt Nam (nếu có): …………………………………………… Địa chỉ cư trú ở Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu có): ……………………………… Cha: Họ và tên ……………………….. sinh ngày …………….; quốc tịch: …………… Địa chỉ cư trú:..……………………………………………………………………………… Mẹ: Họ và tên………………………….. sinh ngày …………… quốc tịch: ……………. Địa chỉ cư trú:..……………………………………………………………………………… Họ và tên, địa chỉ cư trú, số điện thoại của thân nhân ở Việt Nam (nếu có) ……….. Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, tôi nhận thấy bản thân mình vẫn đang có quốc tịch Việt Nam, nhưng không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam. Vậy, tôi làm Tờ khai này đề nghị Quý cơ quan: - Xác định để tôi có quốc tịch Việt Nam: □ (8) - Xác định để tôi được có quốc tịch Việt Nam và được cấp Hộ chiếu Việt Nam: □ (9) Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai và các giấy tờ nộp kèm theo của mình./. Ghi chú: (1) Dán 01 ảnh vào khung; (2) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế; (3) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế nơi đã sinh ra; (4) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh; (5) Trường hợp có nước từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch; (6) Ghi rõ loại giấy tờ gì (ví dụ: giấy thông hành, thẻ cư trú, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.,.); (7) Ghi rõ địa chỉ nơi đang thường trú hiện nay; (8) Nếu chỉ có yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam mà không yêu cầu cấp hộ chiếu Việt Nam thì đánh dấu vào ô này; (9) Nếu có yêu cầu xác định quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam thì đánh dấu vào ô này Mẫu số 02 |